Bài đăng

“Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025”

 Đó là nội dung dự thảo đề án vừa được Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) triển khai tổ chức Hội thảo trực tuyến vào chiều ngày 15/7 nhằm tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Nông nghiệp, CNTT trong toàn quốc.

Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm Mô hình xây dựng Xã thông minh

Hình ảnh
 Ngày 18/8/2021, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 265/KH-UBND về xây dựng mô hình “ Xã thông minh ”, triển khai thí điểm tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc với mục tiêu chung là ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số (kết hợp công nghệ sinh học, công nghệ y sinh, công nghệ giáo dục...) trong việc thử nghiệm các mô hình, sản phẩm, dịch vụ số cho cộng đồng để tạo giải pháp nền móng, thiết thực giúp từng bước chuyển đổi/nâng cao nhận thức, kiến tạo thể chế cho địa phương cấp xã trong việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. Mục tiêu cụ thể của kế hoạch nhằm hoàn thiện chính quyền điện tử cấp xã và hướng đến chính quyền số, hỗ trợ việc điều hành chính quyền cấp xã “thông minh hơn”. Đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự ở nông thôn; Ứng dụng khoa học công nghệ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao; Tăng giá trị nông sản và mở rộng giao dịch trên mạng Internet. Để đạt được

Thừa Thiên Huế thí điểm mô hình “xã thông minh”

Hình ảnh
  DNVN – UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch xây dựng mô hình “xã thông minh”, triển khai thí điểm tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc. Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế bàn giao các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin - một phần của mô hình “xã thông minh” cho UBND xã Quảng Thọ. Mục tiêu của kế hoạch là ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số (kết hợp công nghệ sinh học, công nghệ y sinh, công nghệ giáo dục...) trong việc thử nghiệm các mô hình, sản phẩm, dịch vụ số cho cộng đồng để tạo giải pháp nền móng, thiết thực giúp từng bước chuyển đổi, nâng cao nhận thức, kiến tạo thể chế cho địa phương cấp xã trong việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. Cụ thể, hoàn thiện Chính quyền điện tử cấp xã và hướng đến Chính quyền số, hỗ trợ việc điều hành chính quyền cấp xã “thông minh hơn”; bảo đảm an sinh xã hội, an toàn trật tự ở nông thôn; ứng dụng khoa học công nghệ để phục vụ